Môn  phái  Vovinam – Việt Võ Đạo do Cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội, Việt Nam. Ông sinh ngày 24-5-1912 (nhằm mồng tám, tháng tư, năm Nhâm Tý), nguyên quán ở làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), ông là trưởng nam của cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và cụ bà Nguyễn Thị Hòa.

Từ thuở nhỏ, ông Nguyễn Lộc đã say mê luyện võ và vật dân tộc. Trưởng thành trong thảm cảnh đất nước bị thực dân Pháp chiếm đóng, ông có ước vọng dùng võ thuật để góp phần xây dựng một thế hệ thanh niên có tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, khỏe mạnh và khả năng tự vệ. Thế nên, ngoài việc trau dồi văn hóa, ông còn nghiên cứu nhiều môn võ khác nhằm hình thành môn võ mới phù hợp với thể tạng của người Việt Nam (mảnh khảnh nhưng nhanh lẹ, dẻo dai) và đặt tên là Vovinam. Sau khi công trình nghiên cứu hoàn thành vào mùa thu năm 1938, ông đã huấn luyện thử nghiệm cho một số thân hữu. Ngót một năm sau, ông đưa lớp môn sinh này ra mắt quần chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thành công rực rỡ và lớp tập Vovinam công khai đầu tiên khai giảng tại Trường Sư Phạm Hà Nội vào mùa xuân năm 1940. Từ đó, nhiều lớp võ liên tục được mở ra ở Hà Nội và vài tỉnh lân cận như Nam Định, Sơn Tây, Thanh Hóa…

Chương trình huấn luyện thời kỳ này chia thành ba cấp (sơ, trung, cao đẳng) chú trọng cả ba nội dung (võ thuật, võ lực, võ đạo), nhưng không mấy ai học quá ba năm, một phần vì thời cuộc, một phần vì bận học hành, mưu sinh. Từ thập niên 50, Vovinam được phổ biến tại Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa, Đà Lạt. Nhưng công việc mới khởi đầu và còn đầy khó khăn thì ông Nguyễn Lộc qua đời vào ngày 29-4-1960 (nhằm mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý, hưởng dương 49 tuổi) tại Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), sau khi trao nhiệm vụ Chưởng môn lại cho môn đệ trưởng tràng là Võ sư Lê Sáng. Hiện di cốt Cố Võ sư Nguyễn Lộc đang được bảo quản tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, Tp.HCM.

 

Sáng tổ Nguyễn Lộc (đứng giữa) cùng các môn đệ: Nguyễn Văn Thông, Trần Đức Hợp, Lê Sáng, Bùi Thiện Nghĩa, Nguyễn Văn Hách, Nguyễn Dần (Sài Gòn, 1955). – Ảnh tư liệu.

 

Thừa kế những ý tưởng của Cố Võ sư Nguyễn Lộc, Võ sư Chưởng môn Lê Sáng cùng Võ sư Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Mạnh Hoàng, đã sắp xếp lại bộ máy, chương trình huấn luyện, thi cử, đẳng cấp mang tính khoa học và hiện đại hơn. Tuy nhiên, do chế độ VNCH hạn chế hoạt động của các võ phái nên trong giai đoạn từ 1961-1963, Vovinam chỉ dạy ở vài trường trung học tư thục như: Chân Phước Liêm, Thánh Thomas và đến năm 1964 Vovinam mới được khôi phục. Nhờ thế, phong trào dần dần phát triển mạnh tại hầu hết các tỉnh phía Nam. Từ khi lớp huấn luyện được mở ra trong các trường học (khoảng năm 1966),  danh  xưng Vovinam được bổ sung thành Vovinam-Việt Võ Đạo để thanh thiếu niên chú trọng đến tinh thần dân tộc khi luyện võ hầu hoàn chỉnh bản thân về ba phương diện: Tâm,  Trí, Thể nhằm phục vụ cho dân tộc và nhân loại. Và theo chân các du học sinh, bộ môn Vovinam xuất hiện ở một số nước châu Âu từ năm 1973. Do hoàn cảnh của đất nước, sau một năm tạm lắng, một số võ sư, huấn luyện viên đã tập hợp và ôn luyện tại Quận 8, Tp.HCM, sau đó đi biểu diễn ở vài nơi khác…

Ngày 15-12-1978, lớp Vovinam-Việt Võ Đạo chính thức khai giảng tại hồ bơi Hòa Bình, quận 8 do Võ sư Nguyễn Văn Chiếu hướng dẫn, mở đầu quá trình khôi phục bộ môn trong thành phố. Và từ khoảng thời điểm này đến giữa thập kỷ 80, một số võ sư ở các tỉnh như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên… cũng xin phép mở lớp huấn luyện. Vovinam-Việt Võ Đạo được mời tham dự đợt Hội Thao Võ Thuật do Viện Khoa học Giáo dục và trường Cao đẳng Thể dục Trung Ương 2 tổ chức tại Tp.HCM (6/1980); huấn luyện cho Lớp nghiên cứu Võ thuật phía Nam của Cục Cảnh vệ Bộ Nội Vụ (Khóa tập trung 4 tháng -1985). Năm 1989, Hội Việt Võ Đạo Tp.HCM thuộc Liên Đoàn Võ Thuật Tp.HCM được thành lập, đây là sự kiện đáng chú ý vì có ảnh hưởng đến chuyên môn, nhân sự cùng với sự quan tâm của các tỉnh thành khác đối với bộ môn Vovinam. Trước sự hồi phục của phong trào  và những cố gắng của các Võ  sư Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Chiếu trong việc thể thao hóa bộ môn, Vovinam được Tổng Cục Thể dục Thể thao (nay là Ủy Ban Thể dục Thể thao) đưa vào chương trình Hội diễn Kỹ thuật khu vực 3 (1990). Cũng trong năm này, 4 võ sư của Tp.HCM (Nguyễn Văn Chiếu, Lê Thanh Liêm, Tô  Mạnh  Hòa,  Nguyễn Anh Dũng) được mời sang Belarus biểu diễn, đồng thời cử người lưu lại huấn luyện.

Nhằm tạo điều kiện cho Vovinam-Việt Võ Đạo phát triển, ngành thể dục thể thao các tỉnh, thành và Tổng Cục TDTT đã cho tổ chức giải vô địch cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc từ năm 1992. Vài năm sau còn có thêm các giải Khu vực, giải Trẻ, Thiếu niên nhi đồng, giải Hội khỏe Phù Đổng (học sinh), giải quốc tế. Nội dung tranh tài bao gồm: Hội diễn kỹ thuật và thi đấu đối kháng cá nhân. Trải qua 10 giải vô địch cấp quốc gia, số đoàn tham dự ngày càng đông, trình độ vận động viên ngày một tiến bộ; đặc biệt, từ năm 1997, vận động viên giành thành tích cao tại giải vô địch toàn quốc đã được Uỷ Ban TDTT phong cấp kiện tướng như các môn thể thao khác. Những đơn vị mạnh ở giải toàn quốc trong giai đoạn đó là: Tp.HCM, Khánh Hòa, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Quân Đội. Về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, Tổng Cục TDTT đã thành lập Ban Điều hành Vovinam-Việt Võ Đạo vào tháng 4-1995. Hàng năm, Ban Điều hành đều tổ chức hội nghị chuyên môn để các võ sư ôn tập, thống nhất chương trình huấn luyện, từng bước hoàn chỉnh luật thi đấu đối kháng, luật hội diễn kỹ thuật, nghiệp vụ trọng tài, biên soạn sách kỹ thuật, băng hình thống nhất các bài diễn quốc gia. Song song đó, 3 lớp tập huấn đào tạo huấn luyện viên Vovinam ở tỉnh Thanh Hóa, Hà Tây, Quảng Bình dành cho các tỉnh phía Bắc đã tạo điều kiện cho khu vực này xây dựng bộ môn và dần dần hòa nhập vào phong trào chung. Tính đến tháng 12-2001, Vovinam quy tụ khoảng 30.000 môn sinh thường xuyên luyện tập tại hầu hết các tỉnh thành phía Nam và một số tỉnh phía Bắc. Trên bình diện quốc tế, các võ sĩ của Tp.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quân Đội… từng được ngành TDTT cử đi tham dự nhiều cuộc Liên hoan Võ thuật truyền thống quốc tế tại Thái Lan, CHLB Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những tiết mục biểu diễn hấp dẫn và nghệ thuật của Vovinam đã góp phần giúp bè bạn năm châu hiểu thêm  về đất nước và con người Việt Nam, được người xem nhiệt liệt tán thưởng và giới võ thuật thế giới quan tâm. Võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã được mời sang Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức huấn luyện. Một số quốc gia đã mở lớp tập Vovinam như Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Rumani, Ba Lan, Bỉ, Morocco, Algérie, Belarus…; trong đó, phong trào Vovinam ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý…  phát triển khá tốt.

Với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, nhiều đoàn môn sinh nước ngoài đã về đất Tổ để viếng Cố Võ sư Sáng tổ Môn phái, chào Võ sư Chưởng Môn, tập huấn kỹ thuật, thi thăng đai hoặc tham dự 4 kỳ Hội diễn Vovinam-Việt Võ Đạo quốc tế (1998-2001) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với những thành quả bước đầu trong hơn 25 năm qua, Vovinam-Việt Võ Đạo được Uỷ Ban TDTT Việt Nam đưa vào nội dung thi đấu chính thức tại Đại Hội TDTT toàn quốc lần IV năm 2002. Đây là cả quá trình hy sinh, vượt khó của tập thể Võ sư, HLV và môn sinh trong cả nước dưới sự lãnh đạo của ngành TDTT. Và cho đến năm 2011, Vovinam chính thức lần đầu tiên trở thành một môn thi đấu tại SEA Games lần thứ 26 (tại Jakarta, Indonesia), với 14 bộ huy chương và tạo được ấn tượng tốt về tính sáng tạo của các bài quyền. Hai năm sau, tại kỳ SEA Game thứ 27 ở Myanmar, môn võ mang thương hiệu Việt này tiếp tục xuất hiện trong danh mục các môn thi đấu, thậm chí được tăng số bộ huy chương lên đến con số 18. Thời điểm đó, những tưởng Vovinam sẽ sớm trở thành một môn thể thao quen mặt ở các kỳ tranh tài Đông Nam Á. Nhưng rồi liên tiếp 3 kỳ SEA Games tiếp theo, vì những lý do khách quan khác nhau nên Vovinam đều vắng mặt. Và chỉ đến năm 2022, Vovinam mới trở lại sân chơi khu vực khi Việt Nam là chủ nhà của SEA Games 31.

Đấu trường SEA Games chính là nơi phản ánh chính xác chặng đường gian nan mà Vovinam phải đối mặt khi muốn hướng ra sân chơi quốc tế. Việc các nước khác giành được nhiều huy chương sẽ là động lực phát triển Vovinam về lâu dài trên đất nước của họ. vì vậy, cần phải có chiến lược cụ thể để không chỉ tiếp tục quảng bá Vovinam ở trong nước mà còn phải phát triển ra với bạn bè trong khu vực nói riêng và quốc tế nói chung, thu hút đông đảo các quốc gia tham gia tập luyện, thúc đẩy phong trào ngày một phát triển hơn nữa. Từ đó, làm cơ sở, nền tảng vững chắc để Vovinam trở thành môn thể thao không chỉ thường xuyên có mặt tại các kỳ SEA Games, mà trong tương lai còn ở cả các đại hội thể dục thể thao của châu lục và thế giới.

Gần 65 năm trôi qua, từ một môn phái mới manh nha tại Hà Nội, Vovinam-Việt Võ Đạo đã phát triển và thăng hoa trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Và đặc biệt, nó đã được truyền bá ra nhiều các quốc gia khác trên thế giới; Vovinam-Việt Võ Đạo đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc bảo tồn và phát huy truyền thống võ học dân tộc; trở thành một môn võ Việt Nam hiện đại, khoa học, thực tiễn, thu hút sự ủng hộ của nhiều giới trong nước và quốc tế. Sự chung tay góp sức của các võ sư, của mỗi môn sinh trên khắp mọi miền từng ngày đang làm nên một khí chất Việt Nam kiên cường, bất khuất, đầy tự hào.

 

 

English version bellow:

VOVINAM – VIET VO DAO

HISTORY OF FORMATION AND DEVELOPMENT

The Vovinam – Viet Vo Dao sect was created by the late Master Nguyen Loc in Hanoi, Vietnam. He was born on May 24, 1912, originally from Huu Bang village, Thach That district, Son Tay province (now in Hanoi, Vietnam).

Since childhood, Mr. Nguyen Loc has been passionate about practicing martial arts and traditional wrestling. Growing up in the tragedy of his country being occupied by the French colonialists, he had the desire to use martial arts to contribute to building a generation of young people with patriotism, strong will, good health and the ability to defend themselves. Therefore, in addition to cultivating culture, he also researched many other martial arts to form a new martial art suitable for the constitution of Vietnamese people (slender but quick and flexible) and named it Vovinam. After his research was completed in the fall of 1938, he gave experimental training to a number of friends. Almost a year later, he introduced this class of disciples to the masses at the Hanoi Opera House. The demonstration was a great success and the first public Vovinam class opened at Hanoi Pedagogical School in the spring of 1940. Since then, many martial arts classes have continuously been opened in Hanoi and several neighboring provinces such as Nam Dinh, Son Tay, Thanh Hoa…

The training program during this period was divided into three levels (beginner, intermediate, college) focusing on all three contents (martial arts, martial force, martial religion), but few people studied for more than three years, partly because of the times, partly because he is busy studying and making a living. Since the 50s, Vovinam has been popular in Saigon, Gia Dinh, Bien Hoa and Da Lat. But the work had just begun and was still full of difficulties when Mr. Nguyen Loc passed away on April 29, 1960 (at the age of 49) in Saigon (now Ho Chi Minh City, Vietnam), after handing over the position of Grand Master to the head disciple, Master Le Sang. Currently, the remains of the late Master Nguyen Loc are being preserved at 31 Su Van Hanh Street, District 10, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Inheriting the ideas of the late Master Nguyen Loc, Grand Master Le Sang and Master Tran Huy Phong, Nguyen Van Thu, Manh Hoang,… have reorganized the apparatus, training program, examination, and class more scientific and modern. However, because the Republic of Vietnam regime restricted the activities of martial arts sects, in the period from 1961 to 1963, Vovinam only taught at a few private high schools such as: Chan Phuoc Liem, St. Thomas, and in 1964 Vovinam restored it. Thanks to that, the movement gradually developed strongly in most southern provinces. Since the training class was opened in schools (around 1966), the name Vovinam was added to Vovinam-Viet Vo Dao so that young people can focus on the national spirit when practicing martial arts to perfect themselves with three aspects: Heart, Mind, Body to serve the nation and humanity. And following in the footsteps of international students, Vovinam appeared in a number of European countries since 1973. Due to the country’s circumstances, after a year of lull, a number of martial arts masters and coaches gathered and practiced in 8 District, Ho Chi Minh City, then performed in several other places…

On December 15, 1978, the Vovinam-Viet Vo Dao class officially opened at Hoa Binh swimming pool, 8 District led by Master Nguyen Van Chieu, starting the process of restoring the sect in the Ho Chi Minh city. And from this time until the mid-80s, a number of martial arts masters in provinces such as Can Tho, Vinh Long, Khanh Hoa, Binh Dinh, Phu Yen… also asked for permission to open training classes. In June 1980, Vovinam-Viet Vo Dao was invited to attend the Martial Arts Festival organized by the Institute of Educational Sciences and Central College of Physical Education 2 in Ho Chi Minh City; Training for the Southern Martial Arts Research Class of the Police Department of the Ministry of Internal Affairs (4 month intensive course – 1985). In 1989, the Ho Chi Minh City Viet Vo Dao Association under the Ho Chi Minh City Martial Arts Federation was established. This is a notable event because it affects the expertise, personnel and interest of other provinces and cities with the Vovinam sect. With the recovery of the movement and the efforts of Masters Tran Huy Phong and Nguyen Van Chieu in sportizing the discipline, Vovinam was General Department of Physical Training and Sports (now the Committee for Physical Training and Sports) included in the Region III Technical Demonstration Program (1990). Also in this year, 4 martial arts masters from Ho Chi Minh City (Nguyen Van Chieu, Le Thanh Liem, To Manh Hoa, Nguyen Anh Dung) were invited to Belarus to perform, and at the same time sent people to stay for training.

In order to create conditions for Vovinam-Viet Vo Dao to develop, the sports industry of provinces and cities and the General Department of Sports and Physical Training have organized championships at provincial, city and national levels since 1992. A few years later, there were also championships at the provincial, city and national levels. Added Regional prizes, Youth prizes, Children’s Youth prizes, Hoi Khoe Phu Dong prizes, international prizes… Competition content includes: Technical demonstration and individual competition. Through 10 national championships, the number of participating delegations is increasing, and the level of athletes is improving; In particular, since 1997, athletes who have achieved high results at the national championship have been awarded the rank of grandmaster by the Sports Committee like other sports. Strong units in the national tournament during that period were: Ho Chi Minh City, Khanh Hoa, Can Tho, Ba Ria-Vung Tau, Dong Nai, the Army. In the field of management and expertise, the General Department of Sports and Sports established the Vovinam-Viet Vo Dao Executive Board in April 1995. Every year, the Executive Board organizes professional conferences for martial arts masters to review and unify the training program, gradually complete the rules of fighting competitions, technical exhibition rules, refereeing skills, compilation technical books, unified videos national performances. At the same time, three training courses to train Vovinam instructors in Thanh Hoa, Ha Tay, and Quang Binh provinces for the Northern provinces have created conditions for this region to build the subject and gradually integrate into the movement. As of December 2001, Vovinam gathered about 30,000 students regularly practicing in most southern provinces and some northern provinces. On the international level, martial artists from Ho Chi Minh City, Ba Ria-Vung Tau, the Army… have been sent by the sports industry to attend many international traditional martial arts festivals in Thailand, Germany, Korea, Japan. Vovinam’s attractive and artistic performances have contributed to helping friends from all over the world understand more about the country and people of Vietnam, receiving warm applause from viewers and the interest of the world’s martial arts world. Master Nguyen Van Chieu was invited to train in France, Spain, Italy, and Germany. Some countries have opened Vovinam classes such as France, Spain, Germany, Italy, Switzerland, Romania, Poland, Belgium, Morocco, Algeria, Belarus…; Among them, the Vovinam movement in France, Spain, Italy… developed quite well.

With the spirit of “Drinking water, remember the source”, many groups of foreign martial arts students have returned to the ancestral land to visit the late Founding Master of the Sect, greet the Grand Master, receive technical training, take belt promotion exams or attend conferences International Vovinam-Viet Vo Dao show (1998-2001) in Ho Chi Minh City. With initial achievements over the past 25 years, Vovinam-Viet Vo Dao was included in the official competition content by the Vietnam Sports Committee at the 4th National Sports Congress in 2002. This is a process of sacrifice, determination to overcome difficulties of the collective of martial arts masters, coaches and martial arts students throughout the country under the leadership of the sports industry. And by 2011, Vovinam officially became a competition for the first time at the 26th SEA Games (in Jakarta, Indonesia), with 14 sets of medals and creating a good impression on the creativity of the katas. Two years later, at the 27th SEA Games in Myanmar, this Vietnamese martial art continued to appear in the list of competitions, even increasing the number of medals to No 18. At that time, it was thought that Vovinam would soon become a familiar sport in Southeast Asian competitions. But then, at three consecutive SEA Games, for different objective reasons, Vovinam was absent. And only in 2022 will Vovinam return to the regional playground when Vietnam is the host of SEA Games 31.

The SEA Games arena is the place that accurately reflects the arduous journey that Vovinam faces when it wants to enter the international playground. The fact that other countries win many medals will be the driving force for Vovinam’s long-term development in their country. Therefore, it is necessary to have a specific strategy to not only continue to promote Vovinam domestically but also develop it with friends in the region in particular and internationally in general, attracting a large number of countries to participate, practice and promote the movement to develop further. From there, it serves as a solid foundation for Vovinam to become a sport that is not only regularly present at the SEA Games, but in the future also at continental and world sports conferences.

Nearly 65 years have passed, from a new sect in Hanoi, Vovinam-Viet Vo Dao has developed and flourished throughout the provinces and cities nationwide. And especially, it has been spread to many other countries around the world; Vovinam-Viet Vo Dao has contributed significantly to the cause of preserving and promoting the national martial arts tradition; becoming a modern, scientific and practical Vietnamese martial art, attracting support from many domestic and international circles. The joint efforts of martial arts masters and each student in all regions are day by day creating a resilient, indomitable, and proud Vietnamese temperament.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *